Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Hoa tam thất bắc, công dụng có những gì


Các thành phần dùng làm thuốc của cây tam thất bắc bao gồm hoa tam thất bắc , củ tam thất bắc, nụ tam thất bắc.

Nơi trồng cây tam thất bắc

Cây tam thất được trồng tại sapa, là một thảo dược quý , Những bộ phận trong cây tam thất đều được dùng làm thuốc, Ngoài củ tam thất bắc là một trong Các dược liệu quý được sử dụng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được người xưa lưu tâm nghiên cứu và dùng .

Mô tả hoa tam thất bắc

⇒ Trong dược thư cổ , Những bộ phận của cây tam thất đều được dùng làm thuốc. Ngoài củ tam thất là một trong Các dược liệu quý được sử dụng phổ biến, hoa của cây tam thất cũng được người xưa lưu tâm nghiên cứu và sử dụng . Phía dưới là hình ảnh của hoa tam thất.


Công dụng hoa Tam Thất

⇒ Hoa tam thất bắc vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như cao huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù tai, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...

⇒ Canh hoa tam thất có tác dụng giảm cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

⇒ Hoa tam thất giảm cholesterol (chữa mỡ máu / chữa máu nhiễm mỡ): giảm cholesterol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, giúp tăng cường tuần hoàn máu.

⇒ Hoa tam thất giúp thanh nhiệt: hoa tam thất có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt).

⇒ Hoa tam thất tác dụng bình can: (điều hòa chức năng của tạng can).

⇒ Hoa tam thất bổ huyết (chống thiếu máu), cầm máu, giảm đau, tiêu ứ huyết,

⇒ Hoa tam thất chống viêm tấy, giảm đau, điều trị trường hợp viêm động mạch vành, đau nhói vùng ngực, chấn thương sưng tấy đau nhức, viêm khớp xương đau loét dạ dày tá tràng, trước và sau phẫu thuật để chống nhiễm khuẩn và chóng lành vết thương,

⇒ Hoa tam thất  tốt cho hệ thần kinh: an thần, trấn tĩnh, ngủ ngon và ngủ sâu giấc (điều trị Các chứng mất  ngủ, ngủ hay mơ và nghiến răng).

⇒ Hoa tam thất  rất tốt với chứng tăng huyết áp : hoa tam thất có tác dụng giáng áp ( hạ huyết áp ).

⇒Hoa tam thất đối với chứng tim mạch, não: phòng ngừa Những biến bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, tai biến não, trị Các người kém trí nhớ, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người lớn tuổi .

⇒Hoa tam thất giúp gia tăng lực: giảm bớt căng thẳng mệt mỏi , giúp tăng lực mạnh, tăng năng lực làm việc, rất tốt cho người ăn uống kém, lao động quá sức, hay ra mồ hôi trộm.

⇒Hoa tam thất ngăn ngừa, phòng chống bệnh : kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, gia tăng sức đề kháng giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật về lâu dài, sử dụng hay xuyên sẽ kéo dài tuổi thọ.

⇒Hoa tam thất với bệnh ung thư : ngăn ngừa, phòng chống bệnh ung thư , tác dụng kìm hãm sự hình thành và phát triển của khối u.

⇒ Hoa tam thất trị Những bệnh do thiếu máu lên não: do gia tăng máu lên não chữa trị Các bệnh chứng đâu đầu, hoa mắt, chóng mặt, choáng.

⇒Hoa tam thất chữa trị nhĩ minh, nhĩ lung: điều trị Những chứng bệnh tai ù, tai điếc.

⇒ Hoa tam thất với bệnh gan: rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc gan, hạ men gan; điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên , rất tốt với người gan nhiễm mỡ.

⇒Hoa tam thất với chứng đái tháo đường : hạ đường huyết, giúp người bệnh tiểu đường mạnh khỏe và giảm Các biến chứng do bệnh tiểu đường gây nên .

⇒Hoa tam thất và làm đẹp, giảm nặng cân : chống lão hóa, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa mỡ nên làm giảm béo tốt, nhất là béo phì bụng, béo đùi; công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), giải độc gan tốt lên hỗ trợ chữa trị và phòng chống mụn, nám da, giúp cho làn da sáng đẹp.

⇒ Lợi sữa cho phụ nữa sau khi sinh 

Phương pháp sử dụng hoa tam thất

⇒ sử dụng mỗi ngày 2 - 5g hoa tam thất pha vào nước sôi uống giống trà tới khi hết vị ngọt đắng mới thôi. Liều lượng có thể gia giảm bớt tùy vào khẩu vị của mỗi người.

Xem thêm hoa tam thất khô và những công dụng tuyệt vời: http://xn--bnhthotvam-x4a29cb84al530bma7d.vn/tam-that-duoc-phoi-kho-co-nhieu-loi-ich-khong.html

Hoa tam thất bao tử, loại thảo dược sánh với nhân sâm

Cây tam thất còn được dân gian ta ưu tiên gọi là “Có vàng cũng không đổi được” (kim bất hoán)  mệnh danh là củ tam thất quý quý hơn vàng, đôi lần cần có tam thất để chữa bệnh mà hiếm đến nỗi có vàng cũng không đổi lấy được tam thất. Bên cạnh Hoa tam thất là dược liệu có giá trị, các nhà nghiên cứu cũng minh chứng đã hoa tam thất bao tử có khả năng Điều trị tác nhân gây ung thư.

Hoa tam thất bao tử - tinh hoa của tam thất

Bên cạnh củ nhân sâm, hoa tam thất bao tử cũng Đông Y xếp vào loại  “Thượng phẩm”, có nghĩa là bài thuốc có lợi và không có độc dược. Gà hầm hoa tam thất bao tử là thức ăn –bài thuốc bổ không bao giờ thừa làm cho dùng cho thai phụ quyền quý tại một số nước Phương Đông.


Hoa tam thất được sử dụng là tốt nhất, bên cạnh đó mà có giá vô cùng cao, hoa nở to hơn giá hạ thấp. củ tam thất tại vườn bạn nên chọn nên mua vào tầm tháng 7, 8 hằng năm vì lúc này hoa tam thất đang vào vụ. hoặc không sẽ nên chờ thêm một thời gian dài bởi vì hằng năm Cây tam thất chỉ nở hoa từ 1-2 lần, số lượng cũng rất ít.

Tác dụng quan trọng nhất của hoa tam thất bao tử

bây giờ Cây tam thất được biết đến như 1 loại thuốc thảo dược dẫn đầu tại giúp ngủ ngon, phụ giúp giấc ngủ, trị chứng bệnh khó ngủ từ lâu. Khó ngủ là chứng bệnh thường gặp của mỗi người ở cuộc sống hiện nay bận rộn rất nhiều lo lắng. Dùng nước trà tam thất mỗi ngày mang lại có những giấc ngủ sâu, không gặp ác mộng, mơ màng. Khi sử dụng trà hoa tam thất bao tử bạn còn không cần lo lắng đến việc chúng mang lại tác dụng phụ hay phải không được ăn điều gì.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Phương pháp loại bỏ bệnh đau lưng hông từ thói quen sinh hoạt hàng ngày


Một trong các nguyên nhân mắc bệnh đau lưng, trong số đó góp mặt chứng đau lưng hông là tại tác phong sinh hoạt hàng ngày không đúng cách, cho nên việc xây dựng các công việc sinh hoạt hàng ngày thành quuy luật hợp lý để trị chứng là một trong số các cách tác dụng và an toàn.

Đau lưng hông hay còn gọi là đau thắt lưng hông, là một trong các bệnh đau lưng thường gặp ở người già, người mang thai, hay những người thường xuyên mang vác nặng...




Hiện tượng đau lưng hông có thể do nhiều lý do và triệu chứng khác nhau. Chính vì vậy, cách trị đau lưng hông cũng rất phong phú, có thể dùng thuốc hay không dùng thuốc, hay có thể điều trị tại gia hoặc đến cơ sở điều trị… Dưới đây là một cách trị đau lưng hông được tạo ra từ những thói quen thường ngày, tuy đơn giản nhưng tác dụng cao.

Cách điều trị đau lưng hông từ những thói quan thường ngày


Thứ nhất, thực hiện tác phong tập thể thao mỗi ngày hay tập một môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ… sẽ giúp khởi động cơ thể, cơ xương sẽ được làm nóng, bền bỉ và linh hoạt hơn, tránh những tổn hại tới cột sống đặc biệt là khu vực dưới thắt lưng hông.

Vấn đề 2, thực hiện các động tác hoạt động giống như khi ngồi làm việc, ngủ nghỉ: Tư thế ngồi làm việc luôn thẳng không vẹo sang bên, giữ hai vai bằng nhau, khi ngủ nằm đúng tư thế trên giường, đệm không quá hay mỏng và không đàn hồi cao sẽ giúp bảo vệ cột sống giảm đau lưng hông hiệu quả.

Thứ ba, hạn chế mang vác các đồ nặng hoặc tư thế cúi gập đột ngột để năng vật nặng sẽ hạn chế áp lực tác động lên phần thắt lưng, giúp làm giảm những tổn thương và hạn chế đau lưng hông.

Vấn đề 4, thường xuyên thực hiện những động tác mát xa nhẹ nhàng quanh cột sống: Mỗi ngày nên áp dụng những động tác massage nhẹ nhàng vùng lưng, cả ở thắt lưng nữa, vùng gần hông sẽ góp phần lưu thông khí huyết, bảo vệ xương sống, hâm nóng các cơ xương, giúp cho sự vận động linh hoạt và dẻo dai hơn.

Thứ năm, hình thành các chế độ dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp: Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp giảm bệnh đau lưng hông hiệu quả, việc hình thành một chế độ ăn uống cân bằng các yếu tố dinh dưỡng, thêm nhiều can xi và chất xơ sẽ giúp xương chắc chắn, đề phòng loãng xương với các bệnh liên quan.

Vấn đề 6, bỏ những thói quen thường ngày không được lành mạnh và là lý do làm cho đau lưng hông như: uống rượu bia, hút thuốc lá, uống rượu bia, ngồi vắt chân, đi giày cao gót,…


Hình thành những thói quen hàng ngày để trị đau lưng hông là phương pháp hiệu quả, lại giúp hạn chế đau lưng vừa hình thành những thói quen lành mạnh trong cuộc sống ngày nay.

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Lợi ích từ bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ

Càng bị hành hạ bởi bệnh cột sống cổ thì càng phải chăm chỉ luyện bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ nếu không muốn chỉ tránh đau tạm thời mà bệnh cứ kéo dài mãi.

Chỉ nên bắt đầu bài tập khi cơn đau cấp do thoái hóa đốt sống cổ đã qua. Lúc đau là lúc cột sống yếu và thiếu ổn định nhất. Tập cổ lúc này thì chỉ khiến cột sống càng bất ổn hơn.

>>> Xem thêm sưu tập thông tin về bệnh: thoái hóa đốt sống cổ

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ


Một trong những bài tập tư thế hữu hiệu nhất để chống đau cổ là tập thể dục cằm. Bài tập này không chỉ giúp tăng cường cơ bắp mà kéo đầu vào liên kết với vai, nó cũng giúp cân đối các cơ không đều. Bài tập có thể được thực hiện nhiều lần trong ngày, chẳng hạn như  khi ngồi trong xe hay tại bàn làm việc. Tập nhiều lần trong ngày cũng giúp hình thành một tư thế tốt. Bài tập đặc biệt khi thoái hóa đang ở giai đoạn đầu.

Để thực hiện các bài tập, bệnh nhân nên đứng dựa lưng vào tường với hai chân rộng ngang vai. Ép lưng trên và đầu chạm vào cửa. Giữ cằm thấp để đầu được kéo thẳng lại và không nhìn lên.

bài tập thoái hóa đốt sống cổ
bài tập thoái hóa đốt sống cổ

  • Giữ tư thế trong 5 giây.
  • Lặp lại mười lần.
  • Sau khi thực hiện bài tập này có điểm tựa khoảng mười lần, bắt đầu thực hiện các bài tập trong tư thế đứng hoặc ngồi mà không có điểm tựa.
  • Các bài tập có thể được thực hiện 5-7 lần mỗi ngày.    

Lợi ích từ bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ

bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ
bài tập chữa thoái hóa đốt sống cổ
Tập luyện giúp cột sống dẻo dai, thích nghi với những tác động bên ngoài, ngăn ngừa gãy và nứt xương. Không chỉ tốt cho xương mà các mô, cơ xung quanh cũng được luyện tập theo, san tải bớt áp lực mà cột sống phải chịu.

>>> Ngoài bài tập trên, người bệnh có thể tham khảo thêm các bài tập khác tại: bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì ?

Chế độ ăn uống không đầy đủ chất làm cho mật độ canxi trong xương giảm dần là yếu tố thuận lợi để gây nên các bệnh thoái hóa cột sống, gai xương, đau thấp khớp, thoái hóa đốt sống cổ…Vì vậy bổ xung lượng canxi là điều cần thiết khi chọn mua thực phẩm cho người bị thoái hóa cột sống cổ.
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì ?

1. Con hàu (hay là hào hoặc hầu)

Hàu là một loại hải sản sống dưới nước. Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, magiê, canxi,… trong con hàu rất giàu chất tăng cường canxi giúp cho xương chắc khỏe giảm các bệnh do thoái hóa xương gây ra. Ăn hàu còn giúp tác dụng tráng dương, bổ tinh, tư âm dưỡng huyết, ăn vào trị được chứng mất ngủ do nhiệt, và chống ung thư tiền liệt tuyến. Hàu không phải món bạn có thể ăn đều đặn, nhưng hai lần một tuần nếu có thể, hãy thêm vào khẩu phần ăn của mình năm con khi dùng bữa.
Con hàu

2. Quả chuối tiêu

Nhiều người không biết đến công dụng tuyệt vời của chuối tiêu. Đây là loại trái cây không những giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc, mà lợi ích thực sự của nó còn hơn thế: Cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa của xương và tăng lượng canxi của cơ thể lên mức hợp lý. Chuối cũng giúp tăng cường độ nhạy bén của hệ thần kinh, tăng khả năng miễn dịch và trao đổi chất của cơ thể.

3. Rau súp lơ xanh

Thực phẩm cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Bông cải xanh rất giàu canxi, magiê, kẽm và phốt pho. Vì vậy mà chúng giúp xương chắc khỏe. Thường xuyên ăn bông cải xanh rất có lợi cho phụ nữ cao tuổi và phụ nữ mang thai, vì những người này có nhiều nguy cơ bị loãng xương. Một cốc súp lơ xanh ép nước chứa một lượng khá lớn canxi cũng như mangan, kali, photpho, magie và chất sắt. Thêm vào đó, nó còn chứa nhiều vitamin A,C và K, một trong các thành phần chống ung thư hữu hiệu.

4. Cây Atiso

Trong đông y, hoa atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể. Loại cây giàu chất xơ này chứa nhiều mangan, kali hơn bất kỳ loại rau nào khác. Lá của nó cũng chứa nhiều thành phần giúp giảm nguy cơ đột quỵ và vitamin C giúp duy trì hệ miễn dịch. Ăn càng thường xuyên càng tốt, bạn có thể nấu hoặc dùng như trà trà, ép sinh tố.

5. Rau cải chíp

Thực phẩm cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Cải chíp là một loại rau rất giàu các thành phần giúp bổ sung canxi, bên cạnh đó còn cung cấp thêm vitamin A, C, folic axit, chất sắt, beta carotin, và kali cho cơ thể. Chất kali giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh, beta carotin giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột. Thêm vào khẩu phần ăn của bạn mỗi ngày một cốc nước ép cải chíp hoặc cải chíp trộn salad nhé.

Bên cạnh đó, để giảm nhẹ các bệnh về thoái hóa đốt sống cổ, không nên ngồi một tư thế trong thời gian quá lâu, đồng thời mỗi lúc đau đốt sống cổ thì nên nghỉ ngơi, thư giãn hoặc chườm nóng và xoa bóp tại chỗ để xoa dịu cảm giác đau. Nên kết hợp giữa ăn uống và điều trị hợp lý để mang lại kết quả tốt nhất.

Khái quát về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý về thoái hóa hệ thống xương cột sống do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Quá trình thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội, bệnh không chỉ xuất hiện ở những người già mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều là bệnh thường gặp ở những người phải sử dụng nhiều động tác ảnh hưởng đến vùng đầu cổ. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh có thể dễ nhận thấy là cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân…Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

Dấu hiệu bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Người bị bệnh có cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ là biểu hiện thường thấy nhất ở bệnh nhân mắc phải căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt khó chịu, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

Người bệnh không thấy có cảm giác khác thường nhưng sau đó, những triệu chứng sau:

- Các động tác cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.

- Khi vận động cổ thì bị đau, cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay cả hai bên. Trong một số ít những trường hợp, mất cảm giác khéo léo của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.

- Có trường hợp bệnh nhân khi gặp không khí lạnh tràn về (trở trời) kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm có thể gây cứng cổ sáng hôm sau. Người bị cứng cổ không tự đi được và rất sợ những cơn ho, hắt hơi. Có người đau ê ẩm vùng gáy hoặc cả mảng đầu sau, rồi lan sang mảng đầu bên phải. Một số khác đau liên tục, không quay đầu sang trái hay sang phải được mà phải xoay cả người...

Chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Tình trạng đau mỏi kiểu cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhiều triệu chứng hạn chế vận động cột sống cổ: khó cúi, ngửa, nghiêng, quay cổ còn có kèm tiếng lắc rắc khi vận động cột sống. Thoái hóa cột sống cổ có thể không có triệu chứng mà chỉ có hình ảnh trên Xquang. Chụp Xquang thấy có hình ảnh tam chứng của thoái hóa: hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn và mọc gai xương (mỏ xương).

Bệnh biểu hiện dưới dạng thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống (cảm giác gai xương)... làm biến dạng cột sống cổ, mất đường cong sinh lý cột sống cổ, khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau. Bệnh có thể diễn ra ở đĩa đệm. Đĩa đệm bị thoái hóa, lồi ra bên ngoài vị trí ban đầu hoặc thoái vị về một phía chèn ép vào rễ thần kinh gây đau và hạn chế vận động, đặc biệt trong các tư thế cúi, ngửa.

Khi mắc bệnh, các cử động ở cổ bị hạn chế, có thể có cảm giác khó quay đầu, cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương, các mỏm ngang của cột sống cổ. Chụp X quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt và thấy có các gai xương.

Khi khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế nặng, bệnh nhân có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.

Ngoài ra, với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao (đoạn C1- C2 - C4), người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).

Nhóm nguy cơ cao

Những làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề). Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là người đi cấy, thợ cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn trần, thợ trát vách, diễn viên xiếc…
Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với những người làm việc trong văn phòng. Nhân viên văn phòng là một trong những đối tượng có khả năng mắc chứng bệnh này cao nhất do thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động, ít thời gian nghỉ ngơi.

Người cao tuổi cũng là một đối tượng nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện ở người đã qua tuổi trung niên (40 - 50 tuổi) Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.

Hậu quả

Thoái hoá đốt sống cổ làm cột sống ảnh hưởng, các khớp có thể bị biến dạng, sưng gây đau, làm hạn chế vận động. Hội chứng thần kinh: đau dây thần kinh chẩm, vai, gáy và hội chứng vai, cánh tay. Người bệnh cũng có thể bị rối loạn thần kinh thực vật ở vùng cổ, vai, tay. Hội chứng tuần hoàn gây ra hẹp lỗ ngang, làm cho hẹp động mạch đốt sống, gây ra tình trạng thiểu năng sống nền (thiếu máu miền não sau) làm cho bệnh nhân thấy ù tai, mờ mắt, chóng mặt...

Thoái hoá đốt sống cổ còn có thể gây bại liệt một hoặc hai tay, gây hội chứng chèn ép tủy, cổ, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật, chèn ép rễ thần kinh, tủy hoặc cả hai hoặc gây rối loạn thần kinh thực vật. Các biến chứng có thể gặp của bệnh bao gồm các triệu chứng chèn ép thần kinh gây đau dọc từ cổ xuống vai và cánh tay một hoặc cả hai bên, chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt; hãn hữu có chèn ép tủy, biểu hiện bằng yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được.

Thoái hóa đốt sống cổ rất có thể gây tổn thương vào lỗ tiếp hợp ảnh hưởng đến rối loạn tuần hoàn não. Đốt sống cổ bị thoái hóa để lâu không điều trị sẽ dẫn đến các nguy cơ như hạn chế khả năng cung cấp máu lên não của cơ thể, rất nguy hiểm.

Một số khuyến nghị

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp gây nên, cho sau mỗi ngày làm việc cần được xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng này, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần phân phối hợp lý giữa thời gian lao động và nghỉ ngơi, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.

Đối với người làm công tác văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay vươn vai đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.

Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao thích hợp so với bàn làm việc và máy tính. Không để ghế ngồi quá cao hay quá thấp. Giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính. Nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ. Không để tầm màn hình quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.

Khi ngồi gần nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với nền nhà. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng. Nếu sử dụng đồ kẹp hồ sơ dùng khi đánh máy thì kẹp này nên để càng sát màn hình càng tốt.
Khi ngủ hãy thường xuyên chuyển mình, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao. Để đề phòng hiện tượng “gãy”, trật khớp mỏm nha gây liệt tứ chi hoặc tử vong, người bệnh tuyệt đối không được “vặn”, “ấn cổ”. khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.

Một số lưu ý với người bị thoái hóa đốt sống cổ:

Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.

Không nên đội nặng trên đầu

Không nên ngồi cúi gấp cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có bản tựa đầu và tựa lưng.

Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ

Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo thô bạo dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, mà cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.

Một số liệu pháp

T- hoái hoá là quá trình theo tính quy luật, do vậy không thể điều trị khỏi mà chỉ dùng các biện pháp để giảm triệu chứng như dùng thuốc, các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Thuốc aspirin cũng là loại thuốc có tác dụng giảm đau nhất thời, và nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nó sẽ gây nên những mặt trái cho sức khỏe.

- Mát xa cổ cũng là một trong những cách giảm đau mỏi cho cổ rất hữu hiệu. Dùng tay phải tìm đốt sống cổ thứ 7 (to hơn các đốt sống khác) và day xung quanh đốt sống đó. Các động tác có thể làm tại nhà như chườm nóng, xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài, làm mềm da, nhất thiết không được vặn, nắn mạnh.

Một số phương pháp tập luyện vận động cổ đơn giản như:

Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần. Cúi cổ về phía trước (cằm tì vào ngực càng tốt), ngửa cổ về phía sau (gáy tựa vào vai) mỗi phía 10-15 lần.

Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều 5 lần.

Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải mỗi bên 10 lần, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc 10 lần.

Xát cổ: Lấy tay phải xát cổ trái từ trên xuống và ngược lại, mỗi bên 15 lần. Xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần.

Ngoài ra, thoái hóa đốt sống cổ không thể chữa triệt để mà chỉ có thể hạn chế nó, tốt nhất là bằng các hình thức tập thể dục, thể thao, vận động, và bổ sung các chất làm nhờn khớp. Yoga cũng là một trong những giải pháp cho việc phòng, hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ và lưng.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Bệnh gai cột sống ở người già

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống sẽ được thảo luận trong bài viết này

Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.


 Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.


Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác… Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay…, đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao… Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.