Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Bệnh gai cột sống ở người già

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gai cột sống sẽ được thảo luận trong bài viết này

Viêm khớp cột sống mãn tính: Quá trình viêm ảnh hưởng đến phần sụn đốt sống, lâu ngày phần sụn này bị hao mòn dần, khiến bề mặt trơn láng của nó trở nên thô ráp, xù xì và cuối cùng hai bề mặt xương tiếp xúc, cọ sát lên nhau. Đến lúc này, cơ thể sẽ có một quá trình tự điều chỉnh để khắc phục hiện tượng trên, nhưng kết quả của quá trình chỉnh sửa lại là sự hình thành gai xương. Do đó, có thể nói gai xương là một đáp ứng tự nhiên của cơ thể đối với phản ứng viêm.


 Sự lắng đọng canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Trường hợp này thường gặp trong thoái hóa cột sống ở người lớn tuổi; đó là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Thoái hóa cột sống là một rối loạn có thể dẫn đến mất cấu trúc và chức năng bình thường của cột sống. Sự thoái hóa có thể xảy ra ở một trong các thành phần cấu tạo của cột sống: xương đốt sống, đĩa sụn, các dây chằng bám quanh khớp. Quá trình thoái hóa làm mất nước (chiếm 80% trong sụn) và biến đổi một số chất, làm sụn khớp dễ bị canxi hóa.

Chấn thương: Chấn thương làm hư hại xương hoặc khớp ở cột sống, và phản ứng của cơ thể để sửa chữa nơi bị tổn thương sẽ dẫn đến sự hình thành gai cột sống. Trong trường hợp này, gai cũng có thể hình thành từ sự lắng đọng canxi ở dây chằng đã dày lên do phản ứng viêm.


Nhiều người vẫn nghĩ gai có thể mọc rất dài và đâm vào tủy hoặc các thành phần khác… Thật ra, gai thường chỉ có chiều dài vài milimet. Phần lớn gai cột sống xuất hiện ở mặt trước và bên, hiếm khi mọc ở phía sau, do đó ít chèn ép vào tủy và rễ thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khiến bệnh nhân phải đi khám là đau thắt lưng, đau vai hoặc cổ, lan xuống cánh tay, tê tay…, đôi khi làm giới hạn vận động ở cổ, vai, thắt lưng. Phần lớn gai cột sống gây đau do tiếp xúc với dây thần kinh hoặc các xương đốt sống khi cử động.

Khi được bác sĩ chẩn đoán gai cột sống, một số bệnh nhân thường nghĩ ngay đến việc mổ để cắt đi “cái gai” đáng ghét này! Nhưng thực tế việc điều trị bệnh gai cột sống thường nghiêng về bảo tồn. Những thuốc thường dùng là nhóm giảm đau kháng viêm không steroid, nhóm giãn cơ. Đôi khi người ta dùng một số dụng cụ nâng đỡ như nẹp cổ… để giảm bớt gánh nặng lên các đốt sống bị bệnh.

Các phương pháp điều trị hỗ trợ gồm châm cứu, vật lý trị liệu (giúp giảm đau và tăng vận động ở một số cơ khớp bị ảnh hưởng), tập thể dục đều đặn. Cần tránh những môn nặng bắt cột sống phải chịu một trọng lượng lớn như đẩy tạ, nhảy cao… Nên tập các môn thể thao dưới nước như bơi lội, aerobic để giúp giảm sức nặng của cơ thể.
Yoga cũng là một phương pháp giúp giảm trọng lượng cơ thể lên phần đốt sống bệnh, đồng thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.


Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Chế độ ăn tốt nhất cho người bị thoái hóa đốt sống cổ

Trong những năm gần đây, số người mắc các bệnh về xương khớp ngày càng tăng, nhất là các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, thoái hóa đốt sống lưng,.... Bệnh gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Chế độ ăn tốt nhất cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Chế độ ăn tốt nhất cho người bị thoái hóa đốt sống cổ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ, tuy nhiên chúng ta có thể phân thành hai loại loại chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

- Nguyên nhân khách quan: La do bẩm sinh hoặc do quá trình sinh sống, ôi nhiễm môi trường đã tác động vào cơ thể chúng ta.

- Nguyên nhân khách quan: Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh về xương khớp, mà đó là do chính những thói quen sinh hoạt, hoạt động hàng ngày của chúng ta gây nên bao gồm thói quen ăn uống, tư thế làm việc, không tập thể dục, lười biếng,....

Để phòng tránh và đẩy lùi các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, chúng ta có thể áp dụng nhiều biện pháp. Một trong số đó, việc bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày các món có chứa nhiều canxi là việc cần thiết nên làm đầu tiên để phòng, trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Như chúng ta đã biết, canxi rất cần thiết giúp cho xương khớp hoạt động khỏe mạnh. Vì vậy nên bổ sung thêm lượng canxi là điều cần thiết cho người bị thoái hoá đốt sống cổ.

Trong nội dung bài viết, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc một số gợi ý về chế độ ăn uống giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ tốt hơn:


Bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng từ hải sản

Các loại hải sản nước mặt và nước lơn đều cung cấp một lượng vitamin D tự nhiên rất tốt cho hệ xương khớp. Các loại cá hồi, sò là nguồn cung cấp omega 3 giúp kháng viêm, giảm đau rất hiệu quả. Đặc biệt, những người bị thoái hóa đốt sống cổ nên ăn Hàu. Thịt con hàu có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, glucid, chất béo, kẽm, magie, canxi... giúp cho xương chắc khỏe, ngăn chặn các bệnh do thoái hóa xương khớp gây ra. Mỗi tuần, chúng ta cần bổ sung vào thực đơn của mình 2 - 3 bữa ăn có hầu sẽ rất tốt cho việc điều trị thoái hóa khớp.

Bổ sung vitamin và khoáng chất từ hải sản
Bổ sung vitamin và khoáng chất từ hải sản

Ăn thật nhiều rau xanh

Người bị các bệnh về xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa đốt sống cổ nói riêng nên bổ sung thêm các loại rau như bắp cải, cà rốt, súp lơ... Trong bắp cải có chứa vitamin K giúp tái tạo và ngăn ngừa rạn xương, cà rốt và súp lơ chứa nhiều vitamin A, C, E giúp bảo vệ và tăng cường dịch khớp. Thường xuyên uống nước súp lơ xanh sẽ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng khá lớn canxi cũng như kali, magie, sắt, photpho.

Cố gắng ăn thật nhiều rau xanh
Cố gắng ăn thật nhiều rau xanh
Rau cải chíp cũng là một loại thực phẩm cần thiết cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Loại rau này có chứa nhiều canxi và các vitamin A, C, kali và chất sắt cho cơ thể.

Ăn nhiều hoa quả

Hoa quả cũng là một trong những yếu phẩm rất tốt cho những người bị xương khớp. Vitamin V trong các loại trái cây như cam, bưởi, dứa... không chỉ giúp kháng viêm an toàn mà còn ngăn chặn sự mất sụn và giảm đau khi viêm khớp.

Ăn nhiều hoa quả
Ăn nhiều hoa quả
Chuối tiêu cũng là một loại trái cây đặc biệt tốt cho những người bị thoái hóa đốt sống cổ. Một mặt, ăn chuối tiêu giúp tăng cường sự tập trung và độ nhạy bén của đầu óc. Mặt khác nó cung cấp kali và chất điện phân giúp ngăn ngừa sự thoái hóa xương khớp và tăng hàm lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể uống sinh tố kết hợp giữa quả bơ và đậu nành hàng ngày để ngăn ngừa các cơn đau mỏi vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ. Các chất dinh dưỡng có trong hai loại thực phẩm này có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, là thành phần protein chính có trong sụn, xương.

Các loại gia vị nên ăn khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Một trong số các loại gia vị nên ăn khi bị thoái hóa đốt sống cổ là ớt. Hoạt chất caspain có trong trái ớt có tác dụng làm giảm sung đau và kháng viêm do thoái hóa khớp. Do đó, người bệnh nên bổ sung một lượng ớt vừa đủ sẽ góp phần xưa tan đi nỗi lo bệnh thoái hóa xương khớp. Bên cạnh đó, các loại gia vị khác như tỏi tây, húng quế, gừng cũng giúp bảo vệ tốt cho hệ xương khớp.

Bổ sung gia vị vào các món ăn
Bổ sung gia vị vào các món ăn
Cùng với việc điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, những người bị thoái hóa đốt sống cổ cũng nên chú ý tới việc luyện tập hàng ngày. Không nên làm việc quá lâu trong tư thế gây ảnh hưởng tới cổ. Người bệnh nên thường xuyên luyên tập, xoa bóp vai gáy để cho máu được lưu thông tốt, tránh tình trạng bị thoái hóa.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những căn bệnh phổ biến của xã hội. Nó không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi mà còn ở cả những người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động, phải cúi đầu nhiều hoặc làm việc nặng, vận động sai tư thế…

Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Các dấu hiệu điển hình của benh thoai hoa dot song co thường là cổ cứng khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau cổ, sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai, ngoài ra còn đau đầu không rõ nguyên nhân… Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ và cột sống lưng luôn có cảm giác đau buốt, khó chịu ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

4 nguyên nhân chính gây nên bệnh thoái hóa đốt sống cổ:

- Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. - Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ
- Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.

- Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp.

Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

- Trong khi ngủ chỉ nằm 1 - 2 tư thế, không có thói quen chuyển mình. Lựa chọn gối kê không phù hợp (gối quá cao và gối quá mềm).

Khi ngủ không thay đổi tư thế hoặc gối quá cao quá mềm
Khi ngủ không thay đổi tư thế hoặc gối quá cao quá mềm

Chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ từ bài tập luyện có hướng dẫn

Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh lý biểu hiện dưới các dạng như thoái hóa đĩa đệm, thoái hóa đốt sống thành cảm giác gai xương...làm biến dạng cột sống cổ, làm mất đường cong sinh lý cột sống cổ, làm khớp đốt sống cổ cứng lại, hạn chế vận động cột sống cổ. Những bệnh thường gặp ở đốt sống như viêm cột sống dính khớp, các bệnh về khớp đặc biệt là bệnh viêm khớp mà một trong những hậu quả của nó là khiến cho đốt sống cổ thoái hóa nặng, hình thành nên các gai xương. Khi vận động đầu cổ, gai xương này kích thích, chèn ép vào rễ thần kinh gây đau.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ từ bài luyện tập
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ từ bài luyện tập
Ngoài yếu tố bệnh lý, trong sinh hoạt hàng ngày, các tư thế cố định như công việc đòi hỏi cúi nhiều , ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu, hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ dẫn tới những biến đổi cho mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống. Có hai dạng đau chủ yếu của bệnh lý đốt sống cổ là đau do thoái hóa đĩa đệm, đau do thoái hóa đốt sống. Đau do thoái hóa đĩa đệm thường âm ỉ, kéo dài, không liên quan đến tư thế vận động đầu và cổ. Còn đau do thoái hóa hình thành các gai xương, thường kích thích các rễ thần kinh, có thể thấy đau lan tỏa, đau lên vùng chẩm, xuống bả vai, cánh tay, lòng bàn tay.

Phương pháp chữa thoái hóa đốt sống cổ từ bài tập luyện có hướng dẫn:

Đối với cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ ở giai đoạn đầu thì bạn nên áp dụng phương pháp bảo tồn để điều trị vật lý. Điều trị vật lý trị liệu có thể tập cột sống cổ bằng vận động nhẹ nhàng từ cúi ngửa nghiêng xoay với nguyên tắc vận động làm sao không được đau thêm, không gây chóng mặt… Xoay cột sống cổ nhẹ nhàng ở góc vừa phải, xoay không làm đau thêm. Sau mỗi lần vận động cột sống cổ nên nằm nghỉ khoảng 30 phút. Người bệnh cũng có thể xoa bóp nhẹ nhàng hoặc chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại ở khu vực đốt sống cổ. Các phương pháp tập luyện cụ thể dành cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ.

1. Phương pháp vận động cổ:

Thường xuyên vận động giúp chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
Thường xuyên vận động giúp chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ
– Nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần, chú ý phải giữ cột sống lưng, thắt lưng ở tư thế thẳng, hai vai cân bằng. Cúi cổ về phía trước, ngửa cổ về phía sau sao cho gáy tựa vào vai mỗi phía. Làm đi làm lại động tác này 10-15 lần.

– Quay cổ: Cúi đầu về phía trước quay cổ về phía vai trái về phía sau, phía vai phải rồi trở lại phía trước. Quay từ từ hết một vòng rồi quay ngược lại, mỗi chiều vài lần. Động tác đều đặn, liên tục.

– Nhấc vai: Tự nhấc vai trái rồi đến vai phải, sau đó nhấc cả hai vai cùng lúc. Mỗi động tác thực hiện khoảng 10 lần.

2. Tự xoa bóp đốt sống cổ

Ngồi thoải mái, toàn thân thả lỏng, thở đều và sâu rồi tiến hành tuần tự các thao tác:

Đầu tiên bạn hãy massage từ phần sau cổ, xoa bằng hai tay hoặc một tay. Lòng bàn tay áp sát vào cổ, di chuyển từ phần tóc ở gáy xuống lưng và phần khớp vai. Sau đó, dùng cạnh của lòng bàn tay và ngón cái bóp mạnh. Dùng mu lòng bàn tay day nhẹ từ gáy đến cổ. Thực hiện khoảng 1 – 2 phút.
Tự xoa bóp giúp chữa trị thoái hóa đốt sống cổ
Tự xoa bóp giúp chữa trị thoái hóa đốt sống cổ
Sau đó, xát gáy: Các ngón tay của hai bàn tay đan với nhau ôm vào sau gáy kéo qua kéo lại 10 lần. Tiếp đến xát vùng giữa hai xương bả vai bằng cách cúi đầu về phía trước, vắt bàn tay cùng bên ra phía sau xát từ trên xuống dưới và từ dưới lên. Bóp các cơ vùng gáy: Cúi đầu về phía trước, dùng bàn tay bóp cơ cổ từ trên xuống với lực vừa phải. Mỗi thao tác làm khoảng 10 lần.

Bạn nên áp dụng phương pháp này hàng ngày vì ngoài việc có thể cải thiện bệnh tốt thì phương pháp còn có thể dùng để phòng bệnh rất hiệu quả. chúc các bạn thành công! 

Cốt Thoái Vương là sản phẩm được đặc chế từ các thảo dược thiên nhiên quý hiếm, có công dụng bồi bổ xương khớp làm chậm quá trình thoái hóa khớp đồng thời hỗ trợ điều chỉnh quá trình thoái hóa khớp.

Đau cột sống lưng cùng những dấu hiệu nên biết

Thường người trên 60 tuổi, hay những người trong độ tuổi lao động dễ bị đau cột sống lưng. Mặc dù phổ biến, nhưng đau lưng cũng có thể khác biệt đáng kể giữa người này người khác và trong đợt này đợt khác. Nó có thể cấp tính, nghĩa là kéo dài trong vài ngày đến vài tuần, hoặc là mãn tính, nghĩa là kéo dài từ 3 tháng trở lên. Nhận biết các triệu chứng bệnh đau cột sống lưng cụ thể để người bệnh có thể chủ động trong việc điều trị.




Triệu chứng bệnh đau cột sống lưng

Đau cột sống lưng là biểu hiện thường gặp ở hầu hết những người mắc thoái hoá cột sống – yếu tố chính gây ra thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau thần kinh toạ. Bệnh có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Phần lớn các ca đau cột sống lưng không có nguyên nhân bệnh lý mà chủ yếu bắt nguồn từ các tư thế sai trong sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao, làm vùng cột sống thắt lưng cũng như những nhóm cơ chống đỡ làm làm việc quá sức sinh ra mệt mỏi.

Các triệu chứng chính thường gặp như:
– Cứng cột sống vào buổi sáng.
– Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi).
– Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống.
– Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống.

Trong một ngày dù bạn đứng, ngồi hay cúi lưng cột sống vẫn phải chịu đựng sức nặng của cơ thể. Vì phải chịu sức nặng như vậy nên các bệnh lý ở cột sống rất dễ phát sinh, nhất là khi cột sống phải “làm việc ngoài giờ”. Áp lực tăng gấp ba lần lên các đĩa đệm ở cột sống khi bạn chuyển từ tư thế nằm sang ngồi. Đặc biệt những tư thế không đúng như cúi lưng khi xách nặng đã tăng thêm sức nặng không cần thiết lên cột sống khiến cho cuộc sống của bạn cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Do vậy khi người bệnh đột ngột đau cột sống thắt lưng thì nên đến cơ sở y tế đáng tin cậy để được bác sĩ khám tìm nguyên nhân và chữa trị.



Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Gai đôi đốt sống và cách trị hiệu quả

Người bị gai đôi cột sống có thể không có biểu hiện gì, cũng có thể đau mạn tính, thỉnh thoảng có những đợt đau cấp. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, gai đôi còn thúc đẩy thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải cứ người bị gai đôi và bị đau lưng là bị thoát vị đĩa đệm. 

Bệnh gai đôi cột sống thường hay gặp ở vị trí thắt lưng khiến người bệnh thấy đau thắt lưng mỗi khi đứng lâu một chỗ hay đi bộ. Đây là một khiếm khuyết xương cột sống bẩm sinh. Có thể phát hiện tình cờ ở người khỏe mạnh. Không nguy hiểm nếu không đi kèm với các bất thường thoát vị màng tủy hay thoát vị tủy – màng tủy.

Bệnh gai đôi cột sống

 

Gai đôi cột sống chia làm ba loại: gai đôi cột sống ẩn gai đôi có nang và thoát vị màng não. Vị trí hay gặp là ở vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Dạng gai đôi có nang là có ý nghĩa nhất vì dẫn tới mất chức năng 1 phần cơ thể của người bị và cho dù có mổ để đóng lại thì cũng không cải thiện chức năng của dây sống.


Tỉ lệ bị gai đôi cột sống khá cao, khoảng 1-2 trẻ sơ sinh bị trên 1000 trẻ được sinh ra. Tỉ lệ này có khác nhau tuỳ theo dân tộc và vùng địa lý.

Biểu hiện bệnh rất thay đổi tuỳ thuộc loại nào, có loại nặng thì bệnh nhân có thể bị liệt, mất cảm giác, không kiểm soát được đường ruột và bàng quang, vẹo cột sống.

Loại ẩn là loại nhẹ, loại này “cuốn bò bía” không bị hở mà chỉ có phần xương không đóng kín thôi, lỗ cột sống cũng nhỏ nên dây sống không trồi ra ngoài được. Rất nhiều người bị nhưng không thấy triệu chứng gì cả.

Bệnh nằm trong bệnh cảnh của thoái hóa cột sống. Điều trị bệnh chủ yếu là bảo tồn, dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ, các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt…

Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chèn ép thần kinh, cột sống mất vững hay kèm theo những tổn thương khác trong ống tuỷ. Phẫu thuật điều trị bệnh gai cột sống được tiến hành thường quy ở nhiều bệnh viện lớn có chuyên khoa ngoại thần kinh. Bệnh của em bạn nếu không quá trầm trọng thì chưa phải phẫu thuật.

 Bên cạnh đó, hạn chế làm việc nặng như bê vác, nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga. Các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng là các biện pháp áp dụng tốt, không có hại. Về chế độ ăn uống, cần hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả, uống sữa, giữ cân nặng hợp lý. Một số nghiên cứu cho rằng, nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.