Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh rất phổ biến.Tìm hiểu nguyên nhân thoát vị đĩa đệm là để giúp bạn điều trị hiệu quả bệnh này. Một số triệu chứng như đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng cũng như đau chân tay có thể là do thoát vị đĩa đệm gây nên.



Thoát vị đĩa đệm thường do thoái hóa đĩa đệm tăng lên theo tuổi tác. Đĩa đệm sẽ dần bị mất nước, từ đó mất đi độ mềm mại và dễ bị xẹp hoặc nứt khi có áp lực tác động lên, thậm chí chỉ là tác động đè nén hay vặn xoắn nhẹ.
Hầu hết mọi người đều không thể chỉ ra nguyên nhân chính xác tại sao mình bị thoát vị đĩa đệm. Đôi khi là do bạn dùng cơ lưng thay vì cơ đùi và chân để nhấc vật nặng khiến cho cột sống bị vặn xoắn quá mức.

Xem thêm: bệnh án thoát vị đĩa đệm

Có những nguyên nhân nào gây thoát vị đĩa đệm?

 

Có nhiều nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống. Một số nguyên nhân chủ yếu gồm.

Nguyên nhân phổ biến là tư thế sai trong lao động, vận động và hoạt động. Cơn đau thường xuất hiện khi ta nhấc vật nặng ở tư thế không phù hợp. Tư thế lao động, tư thế ngồi, mang vác nặng sai cách đặc biệt hay gặp nhất là việc bê vác vật nặng. Ví dụ: Thay vì ngồi xuống bê vật rồi từ từ đứng lên, nhiều người có thói quen đứng rồi cúi xuống, nhấc vật nặng lên. Việc mang vác nặng sai tư thế này dễ gây chấn thương đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm. Không chỉ bê vác nặng, mà nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hóa khớp, trật khớp……

Nguyên nhân do nguyên nhân do thoái hoá tự nhiên: Tuổi tác và các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi để gây bệnh. Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi. Những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.

Nguyên nhân do bị tai nạn hay các chấn thương cột sống.
Tổn thương đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Nắm rõ được các nguyên nhân gây bệnh thì bạn nên có những biện pháp phòng bệnh cho hiệu quả vì phòng bệnh lúc nào cũng hơn chữa bệnh.