Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2015

Gai đôi đốt sống và cách trị hiệu quả

Người bị gai đôi cột sống có thể không có biểu hiện gì, cũng có thể đau mạn tính, thỉnh thoảng có những đợt đau cấp. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, trong số những bệnh nhân bị đau cột sống, nếu có gai đôi thì bị nặng hơn, gai đôi còn thúc đẩy thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải cứ người bị gai đôi và bị đau lưng là bị thoát vị đĩa đệm. 

Bệnh gai đôi cột sống thường hay gặp ở vị trí thắt lưng khiến người bệnh thấy đau thắt lưng mỗi khi đứng lâu một chỗ hay đi bộ. Đây là một khiếm khuyết xương cột sống bẩm sinh. Có thể phát hiện tình cờ ở người khỏe mạnh. Không nguy hiểm nếu không đi kèm với các bất thường thoát vị màng tủy hay thoát vị tủy – màng tủy.

Bệnh gai đôi cột sống

 

Gai đôi cột sống chia làm ba loại: gai đôi cột sống ẩn gai đôi có nang và thoát vị màng não. Vị trí hay gặp là ở vùng thắt lưng và vùng xương cùng. Dạng gai đôi có nang là có ý nghĩa nhất vì dẫn tới mất chức năng 1 phần cơ thể của người bị và cho dù có mổ để đóng lại thì cũng không cải thiện chức năng của dây sống.


Tỉ lệ bị gai đôi cột sống khá cao, khoảng 1-2 trẻ sơ sinh bị trên 1000 trẻ được sinh ra. Tỉ lệ này có khác nhau tuỳ theo dân tộc và vùng địa lý.

Biểu hiện bệnh rất thay đổi tuỳ thuộc loại nào, có loại nặng thì bệnh nhân có thể bị liệt, mất cảm giác, không kiểm soát được đường ruột và bàng quang, vẹo cột sống.

Loại ẩn là loại nhẹ, loại này “cuốn bò bía” không bị hở mà chỉ có phần xương không đóng kín thôi, lỗ cột sống cũng nhỏ nên dây sống không trồi ra ngoài được. Rất nhiều người bị nhưng không thấy triệu chứng gì cả.

Bệnh nằm trong bệnh cảnh của thoái hóa cột sống. Điều trị bệnh chủ yếu là bảo tồn, dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm, thuốc giãn cơ, các biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt…

Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chèn ép thần kinh, cột sống mất vững hay kèm theo những tổn thương khác trong ống tuỷ. Phẫu thuật điều trị bệnh gai cột sống được tiến hành thường quy ở nhiều bệnh viện lớn có chuyên khoa ngoại thần kinh. Bệnh của em bạn nếu không quá trầm trọng thì chưa phải phẫu thuật.

 Bên cạnh đó, hạn chế làm việc nặng như bê vác, nên chơi các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, tập aerobic, yoga. Các biện pháp mát-xa, vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung, tập phục hồi chức năng là các biện pháp áp dụng tốt, không có hại. Về chế độ ăn uống, cần hạn chế chất béo, nhất là mỡ động vật, tăng cường ăn rau quả, uống sữa, giữ cân nặng hợp lý. Một số nghiên cứu cho rằng, nên thêm muối để giúp cơ thể tái hấp thu một phần canxi vào máu.